Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Chuyện vua bị ép trả lại ngai vàng độc nhất sử Việt
Chuyện một người được đưa lên ngôi do thời cuộc đưa đẩy, sau bị ép phải trả lại ngai vàng có lẽ chỉ có trường hợp của Lê Ý Tông.

 



 


Một người lên ngôi, có thể do tranh giành, cướp đoạt mà có được ngôi vị đế vương, có người được người khác lập lên, có người do người khác (có thể là ông, cha,…) truyền cho, nhưng chuyện một người được đưa lên ngôi do thời cuộc đưa đẩy, sau bị ép phải trả lại ngai vàng thì có lẽ chỉ có trường hợp của Lê Ý Tông.

 

Lê Ý Tông là hoàng đế thứ 25 của nhà Hậu Lê, ông tên thật là Lê Duy Thần, còn có tên khác là Lê Duy Thận, Lê Duy Chấn, sinh vào ngày Nhâm Tý tháng 2 năm Kỷ Hợi (1719), là con thứ 11 của Lê Dụ Tông, thân mẫu chưa rõ là ai.

 

Ngày 15 tháng 4 năm Ất Mão (1735), vua Lê Thuần Tông (Lê Duy Tường) mất sau một thời gian lâm bệnh, thọ 36 tuổi, ở ngôi được 3 năm (1732-1735), chúa Trịnh Giang sai quần thần tìm xét xem vị hoàng thân nào nổi bật về tài đức để đón lập lên làm vua, cuối cùng chọn lấy hoàng thân Lê Duy Thần, em ruột Lê Thuần Tông đưa vào cung tôn lên làm vua vào ngày 27 tháng 4 năm Ất Mão (1735), đặt niên hiệu là Vĩnh Hựu.

 

Vĩnh Hựu đế (tức Lê Ý Tông) lên ngôi lấy ngày sinh nhật của mình gọi là “Xuân hòa thánh tiết”, xá cho thiên hạ 2 phần 10 thuế tô, dung cho cả nước. Tuy nhiên ít người biết rằng việc lên ngôi của Lê Ý Tông hoàn toàn do chủ ý của chúa Trịnh Giang.

 

Theo sử sách thì chúa Trịnh Giang còn có tên khác là Trịnh Khương con của chúa Trịnh Cương, nối ngôi chúa tháng 10 năm Canh Tý (1720), đây là một người háo danh, ngang ngược, chuyên quyền, ham mê tửu sắc, thích làm oai làm phúc, không chịu nghe lời người hiền, tin dùng bọn xu nịnh. Chính vì không nối theo chế độ cũ, bãi bõ các phép tắc về tài chính, thuế khóa mà cha ông cùng triều đình cất công suy nghĩ, đặt ra để ổn định đất nước nên thời kỳ Trịnh Giang cầm quyền, xã hội rối loạn, khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi, kinh tế sa sút, chính trị suy đồi; không những vậy, Trịnh Giang hống hách, luôn tìm cách áp chế, o ép vua Lê, không ý thức được tầm quan trọng của liên minh chính trị vua Lê chúa Trịnh, khiến quan hệ giữa cung vua và phủ chúa ngày càng lỏng lẻo, dẫn tới việc con cháu họ Lê có người căm giận, bất mãn mà dấy quân nổi lên như trường hợp hoàng thân Lê Duy Mật…

 

Trịnh Giang rất ngang ngược trong quan hệ với cung vua, tỏ ý coi thường khinh nhờn như chuyện vu oan cho Vĩnh Khánh đế (Lê Duy Phường) rồi phế truất ngôi vua đem giam cầm rồi sau đó giết hại. Liên quan đến việc lên ngôi của Lê Ý Tông, chính Trịnh Giang là người chủ định quyết việc này với mục đích đưa một người trẻ tuổi, dễ điều khiển hơn là một người trưởng thành, có chí khí. Sách Đại Việt sử ký tục biên cho biết như sau: “Trước đó vua (tức Thuần Tông) bị ốm, chúa Trịnh Khương (Giang) sai trọng thần vào tẩm điện chăm sóc, nhân đó xét hoàng thân xem ai đáng lập làm vua. Lúc bấy giờ con trưởng của vua là Duy Diêu (sau này là Hiển Tông Vĩnh hoàng đế) tuổi đã 19. Em vua là Duy Thần, là cháu gọi Thái phi Vũ thị bằng cô, được nuôi ở trong phủ chúa, tuổi 17. Chúa ngại Duy Diêu đã trưởng thành, có trí khôn và nghĩ Duy Thần là chỗ thân quyến quen lờn, dễ chế ngự, bèn nói thác rằng Duy Thần có diện mạo giống tiên đế (Dụ Tông) nên quyết ý lập làm vua; quần thần cũng theo ý chúa, không ai bàn khác cả. Ngày Giáp Ngọ cáo ở Thái Miếu. Ngày Bính Thân, Duy Thần lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Vĩnh Hựu”.

 

Trong sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết vào thời Nguyễn cũng có đoạn ghi như sau: “Giang lập Duy Thận, em nhà vua (hoàng đệ), lên ngôi, đổi niên hiệu, đại xá. Duy Thận, con thứ mười một của Dụ Tông và là em Thuần Tông. Lúc ấy Duy Thận 17 tuổi, kém Duy Diêu, con cả nhà vua (hoàng trưởng tử) 2 tuổi. Nhưng Trịnh Giang e rằng Duy Diêu tuổi đã trưởng thành, và nhận thấy Duy Thận là cháu ngoại bà thái phi Vũ Thị (bà của Trịnh Giang), trước kia vẫn nuôi nấng ở trong phủ, thân cận yêu đương có phần dễ kiềm chế. Giang mới nói thác ra rằng diện mạo Duy Thận giống như tiên đế, nên quyết ý lập làm vua. Bầy tôi không ai dám nói gì cả”.

 

Như vậy Trịnh Giang chuyên quyền, không e dè gì, đã thế lại ham mê sắc dục, dâm loạn bừa bãi nên bị mắc bệnh kinh quý (tâm thần hoảng hốt), phải ở ẩn trong hầm sâu dưới đất. Trước tình hình đó, tháng Giêng năm Canh Thân (1740), mẹ Trịnh Giang bàn với một số đại thần đưa em Trịnh Giang là Trịnh Doanh lên thay ngôi chúa, tôn Trịnh Giang làm Thái thượng vương.

 

Thay anh ở ngôi chúa, Trịnh Doanh đã thực hiện một loạt các biện pháp nhằm khắc phục những sai lầm của thời Trịnh Giang cầm quyền, một trong những việc làm đầu tiên và quan trọng nhất được thực hiện đó là “thay vua mới”. Vị chúa đã thể hiện uy quyền của mình bằng cách tự phong làm Nguyên soái, Tổng quốc chính, Minh Đô vương. Khi đó Lê Ý Tông đã ở ngôi được gần 5 năm; “lúc bấy giờ trong nước nhiều biến cố, dân sinh hai lòng. Chúa Trịnh Doanh nghĩ rằng hoàng điệt Duy Diêu (cháu gọi vua bằng chú) là ngành trưởng đáng làm vua, nên theo đúng phép tắc để lấp đường kẻ phản trắc. Bèn xin vua trả ngôi cho cháu trưởng để trong nước yên ổn. Vua nghe theo, lấy ngày 21 Canh Thân truyền ngôi. Tờ chiếu truyền ngôi có câu rằng: Nghĩa chốn biên cương còn có đứa ngu xuẩn, ngang ngạnh, muốn cho kinh kỳ được yên mà bờ cõi được yên lặng, xét lẽ chính đáng nên duy tôn dòng đích, cốt để trọng tông thống mà thống nhất nhân tâm”. Tờ chiếu ban xuống, dân tình vui mừng lắm. Ngày ấy Duy Diêu lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Cảnh Hưng, tôn vua là Thái thượng hoàng” (Đại Việt sử ký tục biên).

 

Chuyện Lê Ý Tông bị ép trả ngôi cho cháu còn liên quan đến một câu chuyện kỳ lạ, sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết: “Duy Diêu, râu rồng, mắt phượng, là con trưởng Thuần Tông và là cháu nhà vua (Ý Tông Duy Thận). Duy Diêu lấy địa vị người con trưởng, đáng được lập làm vua từ trước. Nhưng vì chú ruột là Duy Mật dấy quân, nên Trịnh Giang truất đi, đã lâu vẫn bị giam cấm. Trịnh Doanh mật sai người dời Duy Diêu đến ở nhà Bính quận công Vũ Tất Thận. Trước đây, Tất Thận chưa biết việc này. Một đêm, nằm mộng thấy một người "kẻ cả" đến nhà, cờ quạt âm nhạc, hệt như nghi trượng thái bình thiên tử. Sáng hôm sau, thấy Duy Diêu đến. Tất Thận bèn đem việc này nói với Doanh. Doanh muốn nhờ vào phúc đức Duy Diêu, mới cùng các đại thần bàn định tôn lập làm vua và xin nhà vua nhường ngôi cho Duy Diêu”.

 

Sách còn cho biết thêm: “Lúc bấy giờ giặc cướp tràn lan, dân tình náo động. Doanh nghe nói mộng ấy, cho là điềm tốt, muốn nhờ phúc đức của vua để yên quốc gia, bèn lấy cớ chuộng dòng đích, tâu xin Ý Tông nhường ngôi cho vua. Lúc bấy giờ quyền ban tước, khen thưởng, cho hay lấy, tha hay giết và việc chinh phạt đều do nhà chúa quyết cả”. Tiếp đó còn có lời bình về Lê Ý Tông như sau: “Vua lúc lên ngôi là em nối anh. Lúc nhường ngôi lại là chú trả cháu, việc người mà ý trời, chứ chả có lòng nào. Rút cục lại được tôn xưng, hưởng mỹ thụy, há chẳng là ngẫu nhiên đó sao”.

 

Từ khi bị ép trả ngôi cho cháu, Lê Ý Tông sống âm thầm trong cung cấm với vai trò là Thái thượng hoàng. Đến tháng 6 nhuận năm Kỷ Mão (1759) Lê Ý Tông mất ở điện Kiền Thọ, hưởng thọ 41 tuổi. Triều đình dâng tôn thụy cho ông là Ôn gia Trang túc Khải túy Minh mẫn, khoan hồng, Uyên duệ Huy hoàng đế.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bản đúc nổi trên đỉnh đồng ở Huế được ghi danh di sản tư liệu thế giới (08-05-2024)
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Vai trò của cướp biển trong cuộc chiến chống nhà Thanh của vua Quang Trung (03-01-2015)
    Những tấn thảm kịch bi thương nhất trong cung đình Việt Nam (25-12-2014)
    Những giai thoại ít biết về Thái sư Trần Thủ Độ (19-12-2014)
    Chuyện đáng suy ngẫm về chú chó nghĩa dũng của cụ Phan Bội Châu (16-12-2014)
    Trịnh Hòa có chiếm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào năm 1413 hay không? (15-12-2014)
    M.U: Phong độ là nhất thời... (15-12-2014)
    Phan Chu Trinh: Mười điều bi ai của Dân Tộc Việt Nam (13-12-2014)
    Đặng Thị Huệ - Từ Hi Thái hậu phiên bản Việt Nam (11-12-2014)
    Chiến tranh Đại Việt - Chân Lạp: Cuộc chiến không bị quên lãng (10-12-2014)
    Trần Nhân Tông - người cầm quyền lý tưởng hiếm hoi của lịch sử (08-12-2014)
    Suy ngẫm từ 10 điều giáo hóa của vua Lê Thánh Tông (02-12-2014)
    Bàn về cội nguồn và hai cuộc mở cõi của người Việt (30-11-2014)
    Tài ngoại giao của Thái sư Trần Quang Khải (28-11-2014)
    Uẩn khúc vua Quang Trung cầu hôn công chúa nhà Thanh (27-11-2014)
    Lá thư dụ hàng quái đản của nhà Tống (25-11-2014)
    10 điều thú vị và bất ngờ về vua Lê Hiển Tông (23-11-2014)
    Lịch sử dầy sóng gió của chữ quốc ngữ (21-11-2014)
    Chuyện cảm động về những người thầy của vua chúa Việt (20-11-2014)
    Ngọc Huyên - nữ điệp viên hoàn hảo của Nguyễn Ánh - Gia Long (17-11-2014)
    Nỗi ám ảnh cuối đời của hoàng đế Quang Trung (14-11-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153127874.